Tìm hiểu về thị thực Schengen?

Ngày 24 tháng 05 năm 2024
admin

Chính sách thị thực Khối Schengen được đặt ra bởi Liên minh Châu Âu và áp dụng với Khối Schengen và các quốc gia thành viên EU khác trừ các quốc gia chọn không tham gia như Ireland và Anh Quốc. Nếu ai đó không thuộc Liên minh Châu Âu, Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) hoặc công dân Thụy Sĩ muốn đến Khối Schengen, Bulgaria, Croatia, Síp hoặc Romania phải xin thị thực hoặc là công dân của các quốc gia được miễn thị thực.

Hiệp ước Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết. Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong ngày 19 tháng 6 năm 1990. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen

Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có thị thực nhập cảnh của một trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.

Tính đến năm 2019, đã có 26 quốc gia tham gia khối Schengen, tất cả các quốc gia đều nằm ở châu Âu.

Các quốc gia khối Schengen 2019: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha,Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Nước thành viên có thẩm quyền giải quyết một hồ sơ xin thị thực là:

(a) Nước thành viên là nơi đến duy nhất của chuyến đi ;
(b) Nếu chuyến đi qua nhiều nước thành viên, nước nào là điểm đến chính, tức là nơi mà người xin thị thực sẽ ở lâu nhất và là nơi thực hiện mục đích chính của chuyến đi sẽ có thẩm quyền xử lý hồ sơ;
(c) Nếu không xác định được điểm đến chính, nước thành viên đầu tiên người xin thị thực sẽ đặt chân đến trong khối Schengen sẽ là nước xử lý hồ sơ.
Khi hồ sơ được chấp nhận, Đại Sứ Quán sẽ đóng dấu vào passport, ngoại trừ passport ngoại giao/công vụ và các passport đặc biệt. Dấu này không có liên đới pháp lý.

Hồ sơ không được nộp sớm trước quá 3 tháng so với ngày đi dự kiến. Riêng những người đang có thị thực ra vào nhiều lần có giá trị ít nhất 6 tháng có thể nộp hồ sơ trước khi thị thực đó hết hạn. Trong trường hợp hồ sơ nộp không đúng thời hạn quy định trên, Đại Sứ Quán có thể không chấp nhận xử lý. Hồ sơ cũng có thể không được chấp nhận trong những trường hợp sau:

  • Đơn xin thị thực không đúng mẫu quy định.
  • Passport không đúng quy định của khối Schengen.
  • Không trả phí thị thực theo quy định.

Phí xin thị thực được thu khi nộp hồ sơ và sẽ không được hoàn trả lại, trừ trường hợp hồ sơ không được tiếp nhận như đã nêu ở trên, hoặc trừ khi hồ sơ không thuộc thẩm quyền xử lý của Đại Sứ Quán. Phí xin thị thực là 60€, chỉ trả bằng tiền Đồng Việt Nam. Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi trả phí 35€. Phí này được điều chỉnh thường xuyên và việc điều chỉnh không được báo trước. Các trường hợp sau được miễn phí thị thực:

  • Người xin thị thực đi công tác mang passport ngoại giao, công vụ.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Học sinh, sinh viên, sinh viên sau Đại học và giáo viên đi kèm sinh viên với mục đích đi học hoặc thực tập.
  • Các nhà nghiên cứu khoa học đi theo các dự án được quy định tại điều N° 2005/761/EC du của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 28/09/2005.
  • Đại diện các tổ chức phi chính phủ, tuổi không quá 25, tham gia các buổi xê- mi – na, hội thảo, sự kiện thể thao, văn hoá, giáo dục của các tổ chức phi chính phủ.

Hồ sơ xin thị thực của Công dân Việt Nam phải được khối Schengen thông qua trược khi cấp thị thực.

Trong trường hợp bị từ chối, lý do từ chối sẽ được thông báo tới Quý vị qua một văn bản chính thức. Văn bản này cung cấp thông tin chính xác giúp Quý vị có thể kháng nghị quyết định từ chối .

Liên hệ Faith Journey để được tư vấn visa châu Âu đầy đủ và chi tiết nhé

Hotline: +84 948 519 333

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *